Tháng Mười 19, 2020

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA ĐỦ 16 TUỔI KHI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY GÂY TAI NẠN

Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 290, 299, 303 và 304 của BLHS.
Điều 260 của Bộ luật hình sự quy định về: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thồng đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc các trường hợp quy định tại điều này thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Căn cứ vào Điều 9 Bộ luật hình sự thì tội phạm quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự là tội nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 07 năm tù.
Do vậy người dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp chiếc xe máy thuộc sở hữu của người khác và người đó giao cho người dưới 16 tuổi điều khiển:
Căn cứ Điều 264 BLHS quy định Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Căn cứ điểm đ khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông. Ngoài ra, bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày để ngăn chặn hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Về trách nhiệm dân sự: Người gây tai nạn giao thông sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường, đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải bồi thường tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, dựa trên giám định thực tế mức độ thiệt hại.
Trong trường hợp người gây tai nạn giao thông là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì trách nhiệm bồi thường sẽ do chính người đó thực hiện bằng tài sản của mình, nếu không có tài sản thì cha mẹ người đó sẽ phải bồi thường phần còn thiếu.
nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi_2801092735
Câu chuyện pháp luật, Tin tức nổi bật, TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN, TT&SK LS TRANH TỤNG TẠI TÒA

Leave a Reply to Khách Cancel reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *