Tháng Năm 21, 2016

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU?

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU?

Nhắc tới sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ của con người, người ta sẽ nhắc tới thương hiệu, hay còn được gọi là Nhãn hiệu. Nhãn hiệu được hiểu là một tài sản trí tuệ vô giá của con người. Vì vậy, cần phải có biện pháp để bảo hộ sản phẩm trí tuệ của mình, biện pháp tối ưu nhất là đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu độc quyền. Đây là một thủ tục cần thiết nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể đối với Nhãn hiệu, đồng thời là căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp trước những đối thủ cạnh tranh. Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu thường bao gồm: đăng ký bảo hộ tên thương mại, logo và slogan. Dựa vào những dấu hiệu này thì người tiêu dùng có thể nhận biết được thương hiệu, sản phẩm của Doanh nghiệp. Vậỵ, việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu độc quyền đem lại lợi ích như thế nào cho Doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, xét trên phương diện pháp lý:

Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu là cơ sở pháp lý vững chắc để pháp luật bảo hộ cho Nhãn hiệu của Doanh nghiệp. Pháp luật bảo vệ cho Nhãn hiệu của Doanh nghiệp, bằng cách nghiêm cấm mọi hành vi gây nhầm lẫn do bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào thực hiện đối với Nhãn hiệu đã được bảo hộ của Doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Khi Nhãn hiệu của Doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ đồng nghĩa với việc pháp luật sẽ từ chối đăng ký Nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu đã được bảo hộ, Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm đó ra tòa án hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm để đòi được bồi thường một cách hợp lý nhất cho những thiệt hại mà Doanh nghiệp phải gánh chịu.

Thứ hai, xét trên khía cạnh quảng cáo Nhãn hiệu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu là cách thức để quảng bá Nhãn hiệu của Doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước, tạo bản sắc riêng cho Nhãn hiệu của Doanh nghiệp, tạo niềm tin để người tiêu dùng an tâm sử dụng sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo nhất, đồng thời giúp phân biệt được đâu là sản phẩm chính hãng của Doanh nghiệp, đâu là sản phẩm làm nhái, làm giả kém chất lượng để từ đó có quyết định mua bán sao cho phù hợp. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới sản phẩm ô tô, xe máy là người tiêu dùng nhắc ngay tới thương hiệu “Honda”, “TOYOTA”… mà không phải thương hiệu khác. Vì những thương hiệu này đã quá phổ biến với người tiêu dùng, và người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu đó.

Luật sư Nguyễn Thị Lan Anh

Tin tức nổi bật

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button