Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hợp đồng phổ biến được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình. Để giúp việc giao kết, thực hiện hợp đồng hiệu quả hơn, Luật Tâm Anh sẽ cung cấp chi tiết các rủi ro pháp lý để các bên có thể tránh được các rủi ro phát sinh không mong muốn trong quá trình giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật, nhưng không thành lập tổ chức kinh tế.
- Các rủi ro có thể gặp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thứ nhất, rủi ro liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên do không tạo thành pháp nhân mới, không cùng một tổ chức nên các bên sẽ phải họp, phân công một bên đứng ra làm đại diện để điều hành quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp. Việc này vô tình đưa tới quyền hạn của một bên có thể lấn át bên kia, khi có mẫu thuẫn rất có thể dẫn tới hành vi tiêu cực hoặc những hiểu nhầm không đáng có cho bên kia từ đó dẫn tới phát sinh tranh chấp.
Thứ hai, rủi ro liên quan đến phân chia lợi nhuận nếu các bên không thỏa thuận, quy định cụ thể về cơ chế điều hành; quản lý; hạch toán tài chính; phân chia lợi nhuận… một cách đầy đủ rõ ràng thì sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp.
Thứ ba, rủi ro liên quan đến trách nhiệm đối với bên thứ ba, trong quá trình hoạt động kinh doanh lợi nhuận tạo ra sẽ thuộc sở hữu chung của hai bên, trách nhiệm phát sinh cũng là trách nhiệm của hai bên, do đó khi thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với bên thứ ba thì ai sẽ là người thực hiện và cái phần nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên thứ ba như thế nào thì lại không thể hiện rõ, nếu một trong các bên từ chối thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bên thứ ba thì cơ chế pháp luật xử lý vấn đề này là rất khó.
Để tránh những rủi ro trên, các bên cần lưu ý lựa chọn và tìm hiểu kỹ thông tin đối tác hợp tác và chuẩn bị dự thảo hợp đồng với những quy định rõ ràng, chi tiết và hạn chế những thuật ngữ khó hiểu. Để hạn chế tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp cần lựa chọn những người có kinh nghiệp để soạn thảo, đặc biệt là Công ty Luật. Bên cạnh đó, nên lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra các dự trù cách thức xử lý nếu có.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về những rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hy vọng bài viết Luật Tâm Anh đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.