Tháng Mười Một 2, 2017

Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự

                                            BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 quy định đầy đủ về các biện pháp ngăn chặn do Cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành, trong đó, biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, có vị trí vô cùng quan trọng, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được đảm bảo tính trung thực, đúng người, đúng tội, cũng như không bỏ lọt tội phạm.

  • Khái niệm biện pháp tạm giam

  Có rất nhiều quan điểm khác nhau đưa ra về biện pháp tạm giam, mặc dù mỗi quan điểm là khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng ta đều nhận thấy: “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối vói bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”

  • Mục đích của biện pháp tạm giam

  Ngoài mục đích chung là ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp tạm giam còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Ví dụ: việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gain triệu tập nhiều lần, giúp cho việc quản lý, giám sát bị can được chặt chẽ; còn việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật được thuận tiện.

  • Ý nghĩa của biện pháp tạm giam

       Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra xử lý tội phạm, ngăn chặn nhanh chóng, làm rõ tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là một nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, các cơ quan tiến  hành tố tụng được phép áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó tạm giam giữ vai trò quan trọng. Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam sẽ đảm bảo cho sự có mặt của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng khi cần thiết, bảo đảm để bản án tuyên có điều kiện thi hành khi có hiệu lực pháp luật cũng như bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng (giữ bí mật điều tra, không cho bị cáo cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội…)

Thứ hai, việc quy định biện pháp tam giam thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền tự do cá nhân, người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách li khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân: quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Chính vì thế mà biện pháp tạm giam có tác dụng ngăn ngừa tội phạm tiêp tục phạm tội, ngăn ngừa hậu quả hoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

       Thứ ba, việc quy định biện pháp ngăn chặn tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần bảo đảm và tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.

  • Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam

       Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp tạm giam như sau:

  1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
  2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
  3. a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
  4. b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
  5. c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
  6. d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

  1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
  2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
  3. a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
  4. b) Tiếp tục phạm tội;
  5. c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
  6. d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
  7. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
  8. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

 Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin tư vấn, hãy liên hệ với luật sư của chúng tôi.
        (024) 6.287.2777 
        0913040830/0918510174
        kieuanh.vu@luattamanh.com.vn 
        Văn Phòng: Tầng 3 nhà C, số 32 Hào Nam, Quận Đống Đa, Hà Nội.

22853416_1459126070850876_6548280313689463319_n

   

Câu chuyện pháp luật

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button