Các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất vẫn diễn ra rất ôi nổi. Khi giao dịch mua bán đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng đất đai phải được công chứng, chứng thực căn cứ theo khoản 3, điều 167, Luật đất đai 2013:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”
Như vậy theo quy định trên các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Để công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bên mua và bên bán tự chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:
- Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).
- Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:
– Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng: chứng minh thư không quá 15 năm và Hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp);
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);
– Ngoài ra trong trường hợp có uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền phải được công chứng và người được uỷ quyền cũng phải mang bản chính Căn cước công dân/ hộ chiếu.
- Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế,… (nếu có).
Lưu ý về việc thanh toán khi mua nhà đất: Tại thời điểm công chứng viên xác lập hợp đồng, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên đã được ghi nhận và việc sang tên chỉ là thủ tục hành chính. Để đảm bảo quyền lợi của hai bên thì bên bán nên thu hết tiền của bên mua tại thời điểm ký hợp đồng hoặc các bên thỏa thuận bên mua giữ lại 1 phần để nộp thuế. Bên mua nên tự mình làm các thủ tục sang tên mà không nên để bên bán làm thủ tục này. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký sang tên quyền sử dụng giá đất theo hướng dẫn tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.
👉 Để được tư vấn về các vấn đề mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Quý khách liên hệ: