Tháng Mười Một 24, 2023

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

thua-ke-la-gi

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trên thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không xác định được các thủ tục của quy trình này. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, LUẬT TÂM ANH xin đưa ra bài viết quy trình chia thừa kế theo pháp luật như sau:

  1. Thời hiệu thừa kế: để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.
  2. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, được xác định theo thứ tự gồm:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

  1. Các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật

– Không có di chúc: trước khi mất, người mất không để lại di chúc;

– Di chúc không hợp pháp: có tồn tại di chúc nhưng di chúc được lập khi người lập di chúc không minh mẫn sáng suốt, bị đe doạ, cưỡng bức phải lập di chúc trái ý muốn của họ, nội dung của di chúc vi phạm quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội, hình thức của di chúc trái với quy định của pháp luật,…

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

  1. Nguyên tắc chia di sản theo pháp luật.

Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.

Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị của hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Theo đó, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng thực hiện phân chia di sản thừa kế.

Trường hợp Quý khách cần tư vấn để giải quyết các trường hợp về thừa kế, mời Quý khách liên hệ Công ty Luật TNHH Tâm Anh

🏣 Văn Phòng: Căn 14 – Manor 1 Str Sunrise A – KĐT The Manor Central Park Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

☎️ Tổng đài tư vấn: (024)3.7222345 – 📱 Hotline: 091.121.9099 – Zalo: Luật Tâm Anh

📧 Luatsu@luattamanh.com.vn

Website: Luattamanh.com.vn

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button